Đề nghị chi 34 - 96 triệu đồng/cán bộ đi xúc tiến xuất khẩu gạo

Trong văn bản gửi Bộ Tài chính về việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo sang Hong Kong, Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Mexico... Bộ Công thương đã đề xuất khá chi tiết kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp và cán bộ các bộ ngành tham gia chương trình.
Trong đó, trong chương trình xúc tiến thương mại dự kiến tổ chức tại Hong Kong vào tháng 9-2015 trong bốn ngày, kinh phí hỗ trợ cho đại diện một số bộ ngành và địa phương (khoảng 10 người) là hơn 34 triệu đồng/người.
Với chương trình xúc tiến thương mại tại Quảng Tây (Trung Quốc) trong sáu ngày, mức hỗ trợ cho các cán bộ (12 người) bình quân hơn 40 triệu đồng/người.
Với một số thị trường xa, chi phí hỗ trợ cho cán bộ nhà nước khoảng 96 triệu đồng/người và 126 triệu đồng/người với doanh nghiệp. Riêng với doanh nghiệp, Bộ Công thương đề nghị hỗ trợ 100% theo hình thức chi thực hết bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu.
Trong văn bản trả lời, Bộ Tài chính đã chấp thuận một phần các khoản chi mà Bộ Công thương đề xuất, riêng với đoàn xúc tiến thương mại gạo tại Hoa Kỳ và Mexico, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, nêu rõ sự cần thiết của chuyến đi này trước khi phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...